Sunday, September 29, 2013

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học

Năm học 2013 - 2014 vừa bắt đầu, là thời điểm tập trung đông học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, các trường học từ thành thị đến các vùng nông thôn. Do sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố..., làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (NÐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh, sinh viên. Ðây cũng là nỗi lo thường trực của các bậc cha mẹ học sinh trong thời điểm hiện nay.
 Mới đây, tại Trường tiểu học thị trấn Cốc Pài và Trường THCS bán trú xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần (Hà Giang), sau khi ăn cơm ở trường, 47 học sinh xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, đau đầu, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt..., nghi là bị NÐTP phải vào viện cấp cứu. Trước đó, theo kết quả điều tra vụ NÐTP tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mường Nhé (Ðiện Biên), làm cho mười em học sinh của trường phải vào viện, cho thấy nguyên nhân ngộ độc là ăn hoa quả (dưa chuột, dưa vàng) bị ô nhiễm hóa chất. Ðiều đáng mừng, các em học sinh bị NÐTP ở ba trường học nêu trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời, nên không nguy hiểm đến tính mạng.
 Ðể tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống NÐTP tại các trường học, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo ngành y tế phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố chung quanh khu vực trường học và bếp ăn trong trường về điều kiện ATTP theo quy định. Ðịnh kỳ và đột xuất tổ chức thanh tra các bếp ăn tập thể, căng-tin của trường học, quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố tại các khu vực tập trung đông người nhằm phát hiện các vi phạm về bảo đảm ATTP; chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm, cũng như kiên quyết không để các cơ sở không bảo đảm ATTP được hoạt động kinh doanh thực phẩm.
 Ngành y tế phối hợp chặt chẽ ngành giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức ATTP và các biện pháp phòng, chống NÐTP trong các trường học, như vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, không mua bán, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi trên thị trường. Ðồng thời, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các đối tượng kinh doanh thực phẩm, người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng-tin của trường học, quán ăn vỉa hè, khu vực lân cận trường học.
  Các cơ sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định nêu trong "Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trong các cơ sở giáo dục". Trong đó cần chủ động triển khai các hoạt động triển khai, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP trong trường học trên địa bàn; kiểm tra thường xuyên việc vệ sinh ATTP trong các bếp ăn, căng-tin trong các nhà trường, như nguồn gốc thực phẩm, chất lượng thực phẩm, các trang thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn, công tác vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm, nhất là việc thực hiện "10 nguyên tắc vàng về ATTP". Tăng cường giáo dục học sinh tham gia tích cực vào việc giữ vệ sinh bảo đảm ATTP như: giữ gìn vệ sinh trường, lớp, thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học, thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa...
 Với sự nỗ lực của UBND các cấp, các cơ quan chức năng, trách nhiệm và lương tâm người sản xuất, kinh doanh, cũng như nhận thức của các thầy cô giáo, các em học sinh về vệ sinh ATTP, sẽ hạn chế thấp nhất các vụ NÐTP xảy ra tại các trường học.

Tuesday, September 24, 2013

Cách giải rượu và bảo vệ gan hiệu quả

Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan).

Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc. Có thể coi gan là một “nhà máy xử lý độc tố” của cơ thể, bảo vệ sự toàn vẹn các hoạt động của các chức năng khác. Có hàng tỷ tế bào gan ngày đêm cần mẫn dọn dẹp độc tố cho cơ thể vì vậy khi gan suy yếu, khả năng giải độc giảm, nồng độ các chất độc trong cơ thể tăng lên rõ rệt và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như ung thư, mỡ máu, tiểu đường, hôn mê gan, giảm trí nhớ, nám da, sạm da...
Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc… Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.
Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm… mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan.
Mặc dù rất quan trọng cho sức khỏe nhưng gan ít được mọi người chú ý bảo vệ. Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư gan đứng thứ 2 thế giới.
Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ gan từ sớm rất cần thiết. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu đang được ưa chuộng vì tính an toàn và có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài.
Những cây thuốc nam được giới thiệu sau đây có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh và được đánh giá là tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan; đã được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao, có đến gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Kim Ngân hoa , Trà đen,...
1. Diệp Hạ Châu
Diệp hạ Châu - Còn gọi là Cây chó đẻ răng cưa, thuộc họ thầu dầu (euphorbiaceae), đắng.
Diệp hạ Châu - Còn gọi là Cây chó đẻ răng cưa, thuộc họ thầu dầu (euphorbiaceae), đắng.
Diệp hạ châu đắng giúp trị viêm gan B, chữa gan nhiễm mỡ, giải độc gan, miễn dịch, chống viêm, giảm đau; chữa suy gan, sơ gan cổ trướng, giải độc rượu. Ngoài ra cây chó đẻ (diệp hạ châu đắng) còn có tác dụng chữa sạn mật, sạn thận, chữa sốt rét.
2. Cà Gai Leo
Cà Gai Leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng tái tạo tế bào gan bị hư tổn. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.
3. Kim Ngân Hoa
 
Diệp hạ Châu - Còn gọi là Cây chó đẻ răng cưa, thuộc họ thầu dầu (euphorbiaceae), đắng.
Kim Ngân Hoa - Có tác dụng trị mụn nhọt, cúm, cảm, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp Ngoài ra kết hợp giữa Hoa Kim Ngân cùng với Diệp Hạ châu và Cà Gai leo để nâng cao tác dụng giải độc và hạ men gan.
4. Chè đen
Chè đen có chứa nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe con người và đã được khoa học ghi nhận như giàu chất chống ôxi hoá (antioxidation) có tác dụng tấn công các gốc tự do gây bệnh, đặc biệt là nguy cơ gây triệt tiêu tế bào.
Uống chè đen thường xuyên giúp giảm bệnh tim mạch đột quỵ, bởi nó có lợi cho sức khoẻ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn không làm cho các mảng tiểu cầu tích tụ thành động mạch, điều độ có tác dụng đốt mỡ và tăng cường quá trình chuyển hoá, giảm cholesterol xấu (mỡ máu xấu) và làm tăng cholesterol tốt, giảm thiểu bệnh tim mạch Vì lý do trên những người ăn uống tiết thực giảm cân nên uống chè đen.
Chè đen có chứa nhiều hợp chất hữu ích làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể, chính điều này mà hiện nay có rất nhiều dược phẩm, kem chống lão hoá sử dụng các chiết suất có trong chè đen, nhất là các kem chống nhăn dùng cho phụ nữ.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, uống chè thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm gluco (đường huyết), duy trì đường huyết ở ngưỡng tối ưu, hạn chế mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cũng như các biến chứng khác do bệnh tiểu đường gây ra.

Wednesday, September 18, 2013

Những kiêng kỵ khi bố trí phòng bếp

- Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp
Theo quan niệm truyền thống, đường từ cửa đâm thẳng vào bếp là rất xấu về mặt phong thủy bởi chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.

- Kiêng để mọi người nhìn thẳng vào bếp
Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp: bếp nấu ăn không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.
- Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh
Kiêng đặt nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh vì bếp là nơi nấu nướng đồ ăn thức uống cho cả gia đình, cần giữ sạch sẽ, không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Tuyệt đối cửa bếp không được đặt đối diện với nhà vệ sinh.
- Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ
Nhà bếp kiêng đặt đối diện với cửa phòng ngủ. Bếp là nơi nấu nướng, thậm chí còn nóng bức, vì vậy không nên đặt đối diện với phòng ngủ, vì như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong phòng, sẽ không tốt, dễ sinh bệnh.
- Kiêng đặt bếp sát giường ngủ
Bếp lửa nóng, khi đun nấu, khói dầu mỡ có hại cho sức khỏe sẽ ám vào giường ngủ và làm không khí phòng ngủ ngột ngạt. Bếp đặt sát giường ngủ còn nguy hiểm hơn cả vì dễ gây bỏng cho người nằm trên giường.
- Kiêng để khoảng trống nhiều sau bếp
Bếp nên tựa lưng vào tường là tốt nhất, sau bếp không nên để thừa không gian trống quá nhiều. Nếu như phía sau bếp là cửa chính cho ánh sáng chiếu qua cũng không tốt vì cổ nhân đã dạy: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”.
- Kiêng đặt bếp gần cống rãnh
Bếp thuộc hỏa, kị với hành thủy của nước thế nên kiêng đặt bếp gần với cống rãnh. Ngoài ra cống rãnh chứa nhiều vi khuẩn và mùi hôi nên đặt bếp gần đó là rất mất vệ sinh.
- Kiêng đặt bếp dưới xà ngang
Bất kể là giường ngủ hay bàn ăn, bếp nấu đặt dưới xà ngang đều rất không tốt vì sát khí của xà ngang là rất mạnh. Nếu đặt bếp dưới xà ngang thì không tránh được người nhà bị đau ốm và nhất là nữ giới trong nhà vì sách cổ dạy: “Dưới xà nhà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.
- Kiêng để mặt trời chiếu xiên vào bếp
Nếu bếp bị mặt trời chiếu xiên từ hướng chính Tây vào là rất không tốt vì ánh nắng lúc chiều tà nếu chiếu vào nơi nấu ăn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người trong nhà.
- Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp
Sát khí của góc nhọn là rất lớn, nếu để nó chiếu thẳng vào bếp thì hậu quả sẽ khó lường.
- Kiêng đặt bếp ở chỗ nhiều gió
Nhà bếp phải phải được tránh gió – theo phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt.

Cách bố trí phòng ngủ theo phong thủy

Tại sao nhiều đôi bạn trẻ cưới nhau đã mấy năm mà vẫn chưa có "tin vui" dù đã đi khám nhiều nơi mà không tìm ra nguyên nhân cụ thể? Hay có những gia đình sau khi chuyển về nhà mới lại sinh ra lục đục, làm ăn thất bại, con cái hư hỏng?
Trong loạt bài về phong thủy ứng dụng bắt đầu từ số báo này, trước tiên chúng tôi xin giới thiệu về cách sắp đặt phòng ngủ cho các gia đình, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ tình cảm vợ chồng. Đặc biệt với các đôi bạn trẻ lại càng cần thiết vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc lứa đôi cũng như liên quan tới chuyện sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống sau này.
Vì vậy việc sắp xếp thiết kế phòng ngủ như thế nào cho thực sự hợp lý để tận dụng tốt nhất những điều kiện thuận lợi cua tự nhiên và tránh đi những điều bất lợi cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
  • 1
    Phong thủy trong đời sống
    Hiện nay, khái niệm phong thủy đã trở nên phổ biến được nhiều người biết tới tuy nhiên để áp dụng trong thực tế lại không phải là một điều đơn giản. Vậy vấn đề cốt lõi là phải nhìn nhận được điều gì là quan trọng nhất, vấn đề gì là cần ưu tiên hơn.
    Chẳng hạn, đầu giường phòng ngủ của chúng ta hợp hướng Đông Nam nhưng nếu quay giường theo hướng Đông Nam thì lại bị gần cửa ra vào của phòng là một thế kiêng kỵ, vậy thì ta phải làm thế nào, hay nói cách khác là ta ưu tiên cho nguyên tắc nào hơn? Ưu tiên cho hướng giường hay vị trí?
    Xét về lý thuyết cơ bản, hướng hay vị trí, hình thể đều là những vấn đề quan trọng. Một hướng tốt, phù hợp với bản mệnh của cả hai vợ chồng sẽ làm cho quan hệ tình cảm thêm gắn bó, trái lại có thể gây ra cảnh mỗi người một tâm tư, đông sàng dị mộng. Một hình thế tốt sẽ tránh được những luồng khí xấu, độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn thế lại đón nhận được những luồng năng lượng tốt làm tăng cường ham muốn tình cảm, rất có lợi cho cuộc sống lứa đôi.
    Trước tiên, chúng ta nên xem xét những hướng phù hợp và thuận lợi cho cả hai vợ chồng. Riêng về hướng, chúng ta có thể theo cơ sở của Bát trạch là một trường phái tương đối thông dụng, có tính thực tế cao ở Việt Nam hiện nay với hệ thống lý luận không quá phức tạp mà vẫn đầy đủ sự tinh tế cần thiết.
    Một điều quan trọng cần chú ý là trước khi xem xét về phong thủy phòng ngủ, bạn nên xem xét qua về phong thủy tổng thể của mảnh đất, ngôi nhà đang ở. Qua đó chúng ta sẽ biết được hiện trạng căn hộ, ngôi nhà đang ở có phù hợp về hướng không, hoặc chỉ phù hợp với vợ hoặc chồng hay phù hợp với cả hai.
    Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết được vị trí của phòng ngủ đang nằm ở cung tốt hay xấu, việc này không quá khó vì phái Bát trạch cơ bản đã chia căn hộ ra làm tám cung trong đó có bốn cung tốt là: Sinh Khí, Diện Niên, Thiên Y, Phục vị và bốn cung xấu là: Tuyệt mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại. Khi phòng ngủ rơi vào bốn cung tốt, đúng như tên gọi của nó, có thể tăng cường cho chúng ta về mặt sức khỏe, thể trạng, sinh lực dồi dào, duy trì bền vững, đưa vào trạng thái thư giãn điều hòa, giấc ngủ sâu và ổn định.
    Ngược lại, nếu rơi vào bốn cung xấu, những kết quả không mong đợi sẽ luôn tiềm ẩn cũng đúng theo tên gọi cuả nó: khí lực cạn kiệt, tinh thần giảm sút, trì trệ, dễ bị đau đầu, thần kinh, hay kinh sợ bất thường, dễ bị hiện tượng bóng đè khi ngủ, ngủ không ngon giấc, liên quan đến tai nạn trong vấn đề sinh nở, hoặc những rắc rối khôn lường.
    Ngay cả khi đã ở trong vị trí tốt, chúng ta cũng nên có cách bài trí thích hợp cho phòng ngủ vẫn bằng phương pháp chia tám cung của phía Bát Trạch nói trên nhưng áp dụng riêng cho từng phòng. Trong phòng ngủ, giường ngủ được coi là quan trọng nhất và tuyệt đối không nên nằm trong bốn cung xấu. Lý tưởng nhất là giường nằm được ở vị trí Sinh khí, con người khi nằm trên đó sẽ cảm thấy khoan khoái, thư giãn tận hưởng tối đa. Ngoài ra giường nên được bố trí quay đầu về phương hợp với tuổi (bản mệnh) của chủ nhân.
  • 2
    Phòng ngủ hợp phong thủy
    Tiếp theo những vấn đề về hướng sẽ là những vấn đề về hình thế bố cục, tức là sự sắp đặt, vị trí và những điều kiêng kỵ liên quan, có thể tóm tắt như sau:
    Không nên để đầu giường hướng về phía cửa phòng: điều này hoàn toàn có thể giải thích theo quan điểm khoa học hiện đại vì rõ ràng khi đang nằm trên giường chúng ta sẽ hay bị giật mình khi có người mở cửa, hoặc khi có người đi lại. Thậm chí ngay cả khi đang ngủ, chúng ta cũng bị cảm giác bất an len lỏi vào giấc ngủ. Điều này xảy ra lặp đi lặp lại lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến thần kinh, hay bị giật mình hoảng hốt.
    Không nên treo gương lớn trong phòng ngủ, đặc biệt là chiếu vào giường ngủ. Việc này thường tạo cảm giác có người thứ ba xen vào, bất lợi trong quan hệ vợ chồng, dễ gây xích mích, hiểu nhầm hoặc những sự cáu giận vô cớ.
    Nếu trong phòng có đặt những bước tượng trang trí theo ý thích của chủ nhân thì mặt của bước tượng nên hướng ra phía cửa phòng. Cách làm này sẽ tạo cảm giác bình yên hơn cho người nằm ngủ do trạng thái tinh thần yên tâm vì như có người canh giữ.
    Góc tường nhọn cũng không nên chiếu vào cửa phòng ngủ hoặc giường ngủ, cửa lớn cũng không nên chiếu thẳng vào cửa phòng ngủ (cửa thông nhau dễ gây gió lùa), đầu giường ngủ không nên quá sát vào cửa sổ. Hiện tượng này cũng thường gây cảm giác bất an, hay giật mình khi bị ngoại cảnh bên ngoài tác động, dễ gây ra sự mệt mỏi, sức khỏe bị suy giảm, ảnh hưởng đến cả vấn đề công danh của gia chủ.
    Không nên để đầu giường hướng vào phía bếp ăn hoặc nhà vệ sinh. Vì khi đó gia chủ sẽ cảm thấy khó thư giãn, thường mất tập trung do những mùi vị, nhiệt độ, môi trường không thật ổn định, thiếu trong lành, rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp.
    Đầu giường ngủ không nên để "xà ngang ép đỉnh", đây là một thuật ngữ trong phong thủy, có nghĩa là khi ta nằm ngửa nhìn thẳng lên trần nhà thì không nên có xà ngang ở vị trí đó. Ngoài ra, cũng không nên có vật gì tương tự, tạo cảm giác nặng nề, hướng xuống ví dụ như đèn chùm, quạt trần,...
    Chủ nhân lúc này sẽ dễ rơi vào trạng thái bị kích thích do cảm thấy bị chịu áp lực, sức ép từ bên ngoài, đặc biệt làm ảnh hưởng đến công việc làm ăn.
    Về các đồ vật phụ trợ (tủ quần áo, bàn trang điểm,...) không nên quá nặng nề, hoặc có hình dạng thô kệch, hoặc xù xì dữ tợn, nên được đặt đúng vị trí tương ứng theo cung tốt hoặc xấu. Điều này vừa có tác dụng trấn áp những luồng năng lượng độc hại, vừa tăng cường thêm những luồng sinh khí mới mẻ, tươi mát.
    Và một vấn đề nữa ít nhất phải được tính đến khi bố trí đó là màu sắc và chất liệu phải tương xứng với Ngũ hành của bản mệnh tính theo tuổi của chủ nhân và chú ý không nên có màu sắc quá sặc sỡ, dễ gây mất tập trung, khó thư giãn tâm hồn. Ví dụ nếu bản mệnh của bạn thuộc hành Mộc thì gam màu chính sẽ là xanh lá cây, xanh lục, xanh rêu, trứng sáo hoặc xanh lam, xanh thẫm, nước biển. Chất liệu chủ đạo sẽ là gỗ hoặc những vật liệu thuộc hành thủy như bể cá cảnh. Theo quan hệ sinh khắc của Ngũ hành thì Thủy sinh Mộc, có nghĩa là bản mệnh của gia chủ sẽ được trợ sinh, tài lộc hưng vượng.
    Trên đây có thể nói là những điểm còn sơ khai về phong thủy ứng dụng riêng cho phòng ngủ, dù sao cũng hy vọng có thể phần nào giúp các bạn tự nhận xét và điều chỉnh được phòng ngủ của mình sao cho hợp lý. Có một cách đơn giản để kiểm nghiệm, đó là sau khi sắp xếp lại chúng ta hãy tự mình cảm nhận xem có bất kỳ thay đổi nào về tâm lý tinh thần, sức khỏe... Nếu như quả thật có những chuyển biến tích cực đem lại nhiều niềm vui, liệu có phần đóng góp của phong thủy không? Điều này cũng tùy vào khả năng vận dụng sáng suốt và minh mẫn của chính bạn với môn phong thủy.

Sunday, September 15, 2013

Ngành sữa cần những doanh nghiệp có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng

Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm cũng đã có công văn hủy bỏ những cảnh báo về an toàn thực phẩm trước đây với sản phẩm trên và cho phép sản phẩm Similac GainPlus Eye-Q được lưu hành trở lại trên thị trường. Xác nhận kép từ hai cơ quan chức năng trên đã chính thức khép lại sự cố sữa nhiễm khuẩn và giúp người tiêu dùng lấy lại niềm tin vào những sản phẩm họ đã tin dùng.

Sự cố “thử thách” trách nhiệm doanh nghiệp

Ngay sau khi nhận được thông báo “nghi ngờ nhiễm khuẩn” từ Fonterra, Abbott Việt Nam đã chủ động phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phát đi thông báo và kêu gọi khách hàng đem sữa nghi nhiễm khuẩn đến đổi hoặc hoàn trả, bất kể là sữa nguyên hộp hay đã khui ra. Hành động của Abbott đã thu về những tín hiệu tích cực từ thị trường và quan trọng hơn hết là đã giúp trấn an người tiêu dùng khi thông tin còn nhiều nghi vấn.

Cách xử lý sự cố chuyên nghiệp và trách nhiệm này đã được các hiệp hội và các cơ quan chức năng đánh giá cao khi Abbott và nhà phân phối đã chứng minh được nỗ lực và sự nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh của mình - luôn đặt chất lượng của sản phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu.

Trong thông báo ngày 3.9.2013 của Cục An toàn thực phẩm, Ông Trần Quang Trung- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã đánh giá cao sự nỗ lực hợp tác và làm việc nghiêm túc của công ty trong việc thu hồi sản phẩm có liên quan trong thời gian vừa qua. Thiết nghĩ, đây thực sự là giá trị cốt lỏi và là điều kiện trọng yếu để một thương hiệu về giải pháp dinh dưỡng thật sự phát triển bền vững và chiếm giữ được lòng tin của khách hàng.

Tổng Giám đốc Abbott Việt Nam, Jullian Caillet khẳng định: “Ưu tiên số một của Abbott luôn luôn là người tiêu dùng. Trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Dựa vào những thông tin chúng tôi nhận được trước đây, chúng tôi đã thể hiện trách nhiệm trong việc nhanh chóng tiến hành thu về các sản phẩm bị nghi ngờ trên thị trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thích hợp để người tiêu dùng tin tưởng về sự an toàn của các sản phẩm của Abbott.”

Vững tin vào doanh nghiệp có trách nhiệm 

Tin vui từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand làm thế giới của những người cha, người mẹ như vỡ òa và càng thêm tin tưởng vào sự lựa chọn của mình.

Chia sẻ về sự cố này, anh Nguyễn Ngọc Anh (38 tuổi, Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: “Thu hồi sản phẩm trong thời gian chờ kiểm nghiệm thực tế và chịu tai tiếng là hành động đáng trân trọng của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh mà vấn đề vệ sinh thực phẩm đang làm lung lay niềm tin của chúng tôi thì thông tin vừa rồi đã củng cố lòng tin của tôi với các sản phẩm của Abbott, nay tôi an tâm cho bé dùng lại rồi”.

Còn chị Đặng Như Chung (32 tuổi, ngụ tại Phú Nhuận) thì bày tỏ: “Vui lắm ạ! Không biết phải nói sao. Cảm ơn vì đã kiểm tra lại và công bố sự thật. Bé nhà tôi uống Similac từ 6 tháng tuổi tới nay. Tôi thấy thật nhẹ nhỏm vì có thể cho con dùng tiếp, tôi vẫn sẽ luôn tin dùng các sản phẩm của Abbott.”

Như vậy, trong khi người tiêu dùng đang càng ngày càng lo ngại về an toàn thực phẩm xảy ra hàng ngày, việc Abbott và nhà phân phối chủ động thu hồi sản phẩm với mục đích phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho người tiêu dùng thực sự là điểm sáng cho tinh thần trách nhiệm của các công ty mặc dù biết rằng thiệt hại về kinh tế cho họ có thể là rất lớn.   

    Hà Nội: Cả làng khiếp đảm trước nỗi lo ung thư

    Từ những lời kêu cứu khẩn cấp của người dân tại thôn Dục Tú 3 (xã Dục Tú, huyện Đông Anh), chúng tôi phát hiện thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xuất phát từ những xưởng nung, đúc phế liệu kim loại.

    Nỗi sợ hãi về bệnh tật, chết chóc đã hiện rõ trên những gương mặt nông dân ngoại thành HN.


    Giờ “giới nghiêm”

    Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, nằm bên Quốc lộ 3, địa bàn xã Dục Tú chủ yếu là đồng ruộng. Dọc con đường lớn nối với Quốc lộ 3, đoạn từ cầu Tây – cầu Đùng (thuộc thôn Dục Tú 3) cũng là “trụ sở” của khá nhiều xưởng thủ công mà đa số chẳng có tên tuổi, biển hiệu doanh nghiệp.

    Sau lưng các xưởng này là kênh Ngũ Huyện Khê, đằng trước là đường liên xã, qua đường là cánh đồng lớn, xa tầm 300m là nơi sinh sống của cư dân thôn Dục Tú 3, Dục Tú 2… Và cũng gần đó, trên cùng tuyến đường này, là trụ sở UBND xã Dục Tú.

    Hà Nội: Cả làng khiếp đảm trước nỗi lo ung thư
    Các hộ dân Dục Tú 3 không giấu nổi sự hoang mang trong buổi làm việc với phóng viên 
    Nhìn từ bên ngoài, nếu không phải người địa phương sẽ cho rằng các xưởng phế liệu tập trung ở khu đất nông nghiệp bên đường từ cầu Tây tới cầu Đùng chỉ đơn thuần là…kho phế liệu.

    Nhưng phía sau những cánh cổng bằng tôn sắt tạm bợ là ngổn ngang từng đống kim loại các kiểu không rõ nhập về từ đâu và đã qua công đoạn xử lý vệ sinh.

    Hầu hết các xưởng đều “vô danh”, bên trong ngập ngụa phế thải, muội khói bám đầy, hai bên đường cũng rải đầy xỉ lò đen và cứng như đá. Sát cạnh trạm cân 80 tấn (gần đường tàu) là bờ kênh đã được đổ hàng chục tấn xỉ than lẫn xỉ kim loại.


    Những xưởng này “lộ nguyên hình” từ khoảng 21h hàng ngày. Lò nung thủ công bắt đầu hoạt động, khói nghi ngút kèm theo bụi kim loại, muội than và vô số loại chất khác theo hướng gió tấn công vào thôn Dục Tú 3.

    Bà Trần Thị Hòa (tức Mai, thôn Dục Tú 3), đại diện cho gần 200 hộ dân đang cấp tập gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng, bức xúc cho biết: “Cứ từ 21h đến gần sáng là chúng tôi không thể nào thở được. Ngột ngạt và nồng nặc nhiều năm trời rồi mà không thấy chính quyền xử lý. Người dân cứ phải đóng cửa kín mít, thậm chí bịt khẩu trang cho an toàn”.


    Theo bà Hòa, tình trạng này kéo dài gần 10 năm nay khiến đời sống của các hộ dân thôn Dục Tú 3 vô cùng khổ sở.

    “Chúng tôi lo lắng cho hoa màu, lúa má thì ít mà sợ chết sớm là nhiều. Từ đầu năm tới giờ đã có 7 người chết vì ung thư rồi. Người khỏe còn đỡ, chứ người già, trẻ con, người bệnh tật cứ đến tối là sợ phát khiếp”, đại diện các hộ dân than vãn.

    Hà Nội: Cả làng khiếp đảm trước nỗi lo ung thư

    Hà Nội: Cả làng khiếp đảm trước nỗi lo ung thư
    Những hình ảnh đáng sợ từ các lò đúc phế liệu kim loại thủ công gần thôn Dục Tú 3 
    Những nỗi sợ hãi

     

    Hà Nội: Cả làng khiếp đảm trước nỗi lo ung thư- Tại văn bản trả lời người dân vào tháng 2/2013, UBND xã Dục Tú đã thừa nhận, từ năm 2004, khói từ các xưởng đúc làm thiệt hại hoa lợi của các hộ dân là có thật. - “Rất có thể đến một tương lai gần thôi, đất nước ta lại có thêm một “làng ung thư” mang tên Dục Tú 3”.Hà Nội: Cả làng khiếp đảm trước nỗi lo ung thư
    (Trích đơn kiến nghị của hơn 200 hộ dân)


    Tiếp PV hôm 11/9 là đại diện 20 hộ dân ở Dục Tú 3. Mỗi người một ý kiến nhưng đều chung một nỗi bức xúc, lo sợ về tình trạng lò đúc kim loại “hun khói” họ mỗi đêm, chung sự uất ức vì đã có nhiều người trong làng chết sớm một cách bất thường dù họ không thể khẳng định có phải vì khói lò từ các xưởng đúc phế liệu kim loại phát ra hay không.

    Khi chúng tôi đến và gần 20 hộ dân này ra hiện trường thực địa, hàng chục hộ dân khác biết được cũng tới góp mặt để phản ánh những bức xúc của mình. Trong đó, chúng tôi được biết có ít nhất 2 người đang mắc bệnh hiểm nghèo về đường hô hấp.

    Một cụ bà khoảng 80 tuổi đi cùng cho biết: “Tính cả năm 2012 đến giờ thì đã có 17 người chết rồi. Cái làng này trước đây thuần nông, bấy giờ cũng chưa sản xuất công nghiệp gì, nông dân ai cũng hiền lành, khỏe mạnh, mấy năm gần đây mới có nhiều người đau ốm, bệnh tật và chết trẻ như thế. Chúng tôi chẳng dám đòi hỏi gì, chỉ cần chính quyền dẹp ngay mấy cái xưởng ô nhiễm này đi”.


    Chuyện chết chóc chẳng phải đùa, nhưng thông tin này tiếp tục được một vài người dân nữa phản ánh.

    Sự có mặt của chúng tôi cùng lúc với gần 30 hộ dân làm xôn xao cả đoạn đường trước khu xưởng đúc phế liệu kim loại, ông Lê Văn Châu (thôn Dục Tú 3) thấy vậy cũng chạy ra “tố” mấy xưởng thủ công này là thủ phạm của căn bệnh về phổi mà ông đang mang trong mình.

    Theo ông Châu, các trường hợp ốm yếu, bệnh trọng, thậm chí tử vong gần đây nhiều hơn. Bà Hòa thì nói: “Hôm nay nhà báo về, nếu mà mọi người biết thì chắc phải kéo ra đây mấy trăm người, chưa khi nào dân chúng tôi đồng lòng, đoàn kết như lúc này cả, vì ai cũng lo sợ cho sức khỏe của mình”.


    “Làng ung thư” là những từ mà người dân ở Dục Tú 3 chưa muốn nhắc đến. Họ cũng không đủ chuyên môn để khẳng định điều đó, hay khẳng định thủ phạm. Nhưng sự tồn tại của những lò đốt phế loại kim loại thô sơ “vô danh” bên cạnh làng họ là có thật, hàng đêm “hun khói” người dân là sự thật.

    Những sự thật ấy đang tiềm ẩn một nỗi kinh hoàng mang tên ung thư. Nhưng sự tồn tại của những lò thủ công đáng sợ ấy lại bắt nguồn từ một chuyện muôn thuở: Quản lý đất đai.

    Đất nông nghiệp vốn là nơi mưu sinh của người dân thôn Dục Tú 3 đã bị “hô biến” thành những lò đốt nguy hiểm này như thế nào? Chính quyền phản ứng trước nỗi bức xúc của dân ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này tới độc giả.

    Phụ gia độc hại trong bánh trung thu hủy hoại gan, thận

    Bánh trung thu là sản phẩm truyền thống, nhưng do tâm lý sính thương hiệu nên trong nhiều năm qua giá cả mặt hàng này dần bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, cho dù giá cả năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng chất lượng bánh trung thu lại thường là vấn đề khiến người tiêu dùng bất an.


    bánh Trung Thu, chất lượng, giá cả
    Người tiêu dùng bị đuối sức với sức tăng giá của bánh trung thu.
    Choáng vì giá
    Mặc cho thị trường giảm hay tăng thì các đơn vị sản xuất bánh trung thu đều không hề giảm giá thành sản phẩm. Ngược lại, chuyện các hãng bánh trung thu tăng giá năm sau cao hơn năm trước 10-15% đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong những năm trở lại đây. Điều đáng chú ý là cho dù sản lượng bánh trung thu năm nào cũng được cho là tồn nhiều nhưng các đơn vị sản xuất và kinh doanh mặt hàng này lại không có xu hướng giảm số lượng sản phẩm mà ngày càng tăng lên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này?
    Trên thực tế, theo kết quả vừa công bố của cơ quan quản lý thị trường Hà Nội thì giá cả của bánh trung thu được bán ra hiện nay có mức đội giá lên đến 300%. Mức đội giá này khiến bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thấy được rằng, đây là một thị trường “béo bở” và đầy tiềm năng để thu lợi nhuận. Chỉ cần cơ sở sản xuất bánh trung thu bán được một phần số lượng sản phẩm làm ra thì được cho là đã có lợi nhuận. Nếu như bán hết tất cả số lượng thì khoản lợi nhuận thu được càng không nhỏ. Chính vì kinh doanh bánh trung thu được cho là mặt hàng “một vốn bốn lời” như vậy nên số lượng đơn vị tham gia vào thị trường này liên tục gia tăng.
    Nếu trước đây thị trường này chỉ có sự góp mặt của các hãng bánh kẹo nổi tiếng như Kinh Đô, Bibica, Đồng Khánh, Hữu Nghị… và những cơ sở làm bánh truyền thống có tiếng thì hiện nay ai cũng có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh đầy hấp dẫn này. Từ doanh nghiệp bánh kẹo, khách sạn, nhà hàng… ai cũng có thể sản xuất và kinh doanh bánh trung thu với thương hiệu riêng của mình.
    Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là lẽ ra sự góp mặt của càng nhiều đơn vị tham gia sản xuất thì giá cả của sản phẩm này sẽ có cơ hội cạnh tranh và rẻ hơn. Tuy nhiên, điều này thì ngược lại, sự bùng nổ của thị trường bánh trung thu càng đẩy người tiêu dùng đuối sức khi phải chạy theo chiều tăng giá không ngừng nghỉ của mặt hàng này. Nếu như cách đây khoảng hai năm, một chiếc bánh trung thu loại 250gr (2 trứng) chỉ dao động trung bình từ 40.000-55.000 đồng/chiếc, thì hiện nay, mức giá này đã lên tới 65.000-110.000 đồng/chiếc. Đó là chưa đề cập đến các loại bánh cao cấp giá khủng chỉ dành riêng cho khách đặt hàng đặc biệt.
    Bình quân, một hộp bánh trung thu loại trung bình hiện nay giá trung bình 450.000-800.000 đồng. Riêng các dòng bánh thượng hạng cao cấp giá còn dao động mức 1,2-2,5 triệu đồng/hộp. So với năm ngoái mức tăng này nhảy lên thêm 15%. Sự tăng giá này được các hãng bánh trung thu có thương hiệu lý giải là do giá cả đầu vào và chi phí sản xuất tăng. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên nhân chính vẫn là do các hãng bánh lớn nắm được tâm lý và thị hiếu của khách hàng khi xác định đây là mặt hàng quà biếu. Vì vậy, họ chăm chút bao bì, gói quà bắt mắt, sang trọng nhằm thể hiện thương hiệu và đẳng cấp của mình. Chính vì tâm lý sính thương hiệu nên không ít người tiêu dùng đã quay lưng lại với các sản phẩm bánh truyền thống. Điều này đã tạo điều kiện cho các thương hiệu bánh trung thu có thể thao túng giá cả, làm cho thị trường này liên tục có mặt bằng giá mới theo hướng tăng lên cao.
    Mù mờ chất lượng
    Mặc dù giá cả liên tục tăng theo đà năm sau cao hơn năm trước như vậy, thế nhưng chất lượng bánh trung thu vẫn luôn là vấn đề khiến người tiêu dùng không an tâm. Đặc biệt là cứ vào dịp trung thu, lực lượng chức năng ở các địa phương lại phát hiện hàng loạt vụ việc bánh trung thu không đảm bảo an toàn chất lượng được đưa ra thị trường để tiêu thụ. Đáng chú ý, để kiếm được lợi nhuận cao, nhiều cơ sở sẵn sàng lấy nguyên liệu không rõ nguồn gốc với giá rẻ để đưa vào sản xuất. Cá biệt, nhiều cơ sở sản xuất còn dùng nguyên liệu hết “đát” hay phụ gia, hóa chất để làm giảm giá thành đầu vào nhằm tăng lợi nhuận cao.
    Tại thị trường TP HCM, mới đây nhất cơ quan chức năng thành phố cũng phát hiện vụ việc hai đơn vị sản suất bánh trung thu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, qua kiểm tra cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Chấn Khang (quận 3) vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi đã sử dụng một số chất phụ gia thực phẩm (sodium dehydro acetate; citric acid mono hydrate) không có nhãn mác rõ ràng. Còn tại Công ty TNHH Thực phẩm Tốt Lành (quận Bình Thạnh), đơn vị chuyên nhập khẩu bánh trung thu từ Malaysia thì không thực hiện việc cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm cho người lao động trong quá trình kinh doanh.
    Theo TS Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa TP HCM: “Hiện nay, vì ham lợi nhuận nên nhiều cơ sở sản xuất bánh trung thu không ngần ngại sử dụng nhiều phụ gia thực phẩm độc hại đã bị cấm trong thực phẩm. Với những loại chất này, người ăn bánh trung thu đặc biệt là trẻ em sẽ có nguy cơ bị hóa chất làm ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa, gan, thận”.
    Bên cạnh những nguy cơ đến từ nguồn nguyên liệu thì một mối lo lớn khiến người tiêu dùng ái ngại nữa đó là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất của các đơn vị kinh doanh bánh trung thu không đảm bảo. Trên thực tế, những vi phạm về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra với cơ sở sản xuất bánh trung thu là rất hiện hữu. Do đây là mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn, tối đa là 60 ngày nên trong quá trình sản xuất đòi hỏi nhà sản xuất phải đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình khép kín, sạch sẽ. Nếu chỉ sơ hở một bước thì coi như lô sản phẩm sẽ khó đảm bảo được chất lượng khi đưa ra thị trường. Nếu như ở các thương hiệu lớn, thiết bị máy móc hiện đại là yếu tố đảm bảo cho chất lượng sản phẩm khi ra thị trường thì ở những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, yếu tố này hoàn toàn không có.
    Theo ông Nguyễn Xuân Luân, Phó tổng giám đốc Công ty Kinh Đô: Vì là sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn nên khâu sản xuất phải thực hiện nghiêm ngặt các bước xử lý và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với bánh trung thu Kinh Đô, công ty hoàn toàn không “bán đại hạ giá” cũng như không có chính sách nào có thể tạo điều kiện cho người bán lẻ thực hiện “đại hạ giá”, “giảm 50%” hay “mua 1 tặng 1” cho sản phẩm bánh trung thu Kinh Đô trong suốt mùa vụ. Đây là minh chứng cho sản phẩm và chất lượng đảm bảo của hãng đối với người tiêu dùng.
    Nói như vậy để biết được rằng, trên thị trường nhiều cơ sở sản xuất bánh trung thu dù không có dây chuyền, công nghệ hiện đại nhưng vẫn có thời hạn sử dụng dài, chưa kể việc hạ giá thành sản về còn một nửa như vậy thì làm sao đảm bảo được chất lượng thực của sản phẩm. Có thể thấy rằng, chất lượng và giá cả của mặt hàng bánh trung hiện nay không đi liền với nhau. Người tiêu dùng vẫn sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất nếu không có lựa chọn thông minh và chính xác.

    Mít-tinh hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”


    Mít-tinh hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”
    Quang cảnh buổi mít-tinh. Ảnh: H. Hiệp
    Ngày 15-9-2013, tại Công viên tượng đài Đồng Khởi, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức mít-tinh hưởng ứng Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”.
    Bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, ông Trần Ngọc Tam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Võ Thị Thủy - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể và đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn TP. Bến Tre tham dự.
    Phát biểu khai mạc buổi mít-tinh, bà Nguyễn Thị Tuyết nhấn mạnh: Năm 2013, Chiến dịch có chủ đề “Nơi sinh sống của chúng ta… hành tinh của chúng ta… trách nhiệm của chúng ta”. Chủ đề này là nội dung tiếp theo của Chiến dịch năm 2011 và năm 2012 và thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, với chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”.
    Trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tích cực và hiệu quả, với các hoạt động nổi bật: “Vì nước sạch và vệ sinh môi trường”; lấy chữ ký của chị em phụ nữ trong toàn tỉnh đăng ký vào bản cam kết vì “Ngôi nhà không khói thuốc” với hơn 23.187 chữ ký; duy trì, nhân rộng mô hình hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo mua sắm dụng cụ chứa nước sạch sinh hoạt, góp phần xây dựng Làng văn hóa sức khỏe ở xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam), Tiên Long (Châu Thành), Thừa Đức (Bình Đại)...
    Ảnh: H. Hiệp
    Ông Trần Ngọc Tam chỉ đạo các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, chú trọng chủ đề tiết kiệm thực phẩm. Phát động và duy trì các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại công sở: Ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh, ngày không sử dụng túi nylon. Hội LHPN Việt Nam tỉnh Bến Tre chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Gia đình 5 không, 3 sạch”, lồng ghép vào các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, xã phường văn hóa và nông thôn mới; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

    Những dòng sông ngắc ngoải


    Sông Cái Khế (TP Cần Thơ) luôn đầy rác.
    Sông Cái Khế (TP Cần Thơ) luôn đầy rác.
    ND - Con phà nhỏ rời bến Tân Thành (huyện Lai Vung, tỉnh Ðồng Tháp) từ từ băng ngang dòng sông Hậu cuồn cuộn chảy, hướng về cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Trời nắng gắt oi bức, tôi vừa cúi người định vốc nước sông phả lên mặt cho mát thì Hai Mách, lão chủ  phà, hớt hải giật giọng: "Ê, ê mậy! Chớ dại rửa mặt bằng nước sông, dơ bẩn thấy mồ!".
    Hai Mách tụt vội từ ca-bin chiếc phà  xuống chỗ tôi: "Nhìn kỹ coi! Rác rến lều bều kìa. Biết dọc theo sông này bao nhiêu nhà ngày ngày xả rác thải xuống không? Rồi bao nhiêu nhà máy chế biến thủy sản, khu - cụm công nghiệp, hầm nuôi cá xả chất bẩn ra sông không ? Lâu quá rồi, dân vùng này hổng dám dùng nước sông. Tắm như xưa còn hổng dám!". Tôi nhìn Hai Mách, rồi lại nhìn dòng nước đục lờ đờ.  Gần 60 năm lớn lên trên bến sông này, ăn cùng sông, uống cùng sông, lớn lên, già đi cũng cùng sông nước, sao mà tỉnh queo ghẻ lạnh với sông vậy ta ? "Hồi trước năm 2000, dân bên bờ sông Hậu còn múc nước sông lên lóng phèn ăn uống, tắm gội.  Giờ thì nước sông bẩn quá trời, chỉ dùng để tưới cây, tưới lúa" - giọng Hai Mách nuối tiếc, tưng tửng mà nghe chừng chua xót thế nào.
    Tôi đã nhiều lần ngược xuôi trên hai dòng sông Hậu, sông Tiền. Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Ðốc, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Mỹ Tho... đến những thị trấn như Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Dầu, Cái Bè... nơi nào cũng nhà sàn san sát ven sông. Về miệt vườn cũng vậy, sông chảy tới đâu, chen chúc nhà hai bên tới đó.  Ngày ngày, thôi rồi là  bịch, là bọc, đồ bỏ đi, chất thải vô tư ném xuống. Cọng rau lều bều, ni-lông lập lờ, ve chai, hộp xốp thức ăn còn là nhẹ. Xác mèo, chó, lợn mắc dịch, gà, vịt chết bỏ cũng "gửi" nhờ nước mang đi.  Ðáng sợ nhất là một "chuỗi" dịch vụ vệ sinh chả theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường nào và đương nhiên, dòng sông thành một cái "bể phốt khổng lồ". Lão Hai Mách nói "Ðời nào thay được! Ðó là cuộc sống của dân sông nước rồi. Cứ bỏ đi, dơ bẩn, phế thải là ném xuống sông". Chợ nổi như Long Xuyên, Cái Răng, Phong Ðiền, Cái Bè... mỗi ngày có hàng chục nghìn con người xả rác còn tệ nữa: "Tui không biết mấy nhà máy, xí nghiệp, ao hồ nuôi thủy sản dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu thế nào, chớ chỉ nhìn dân ven sông xả thả đã... nổi da gà", Hai Mách nói.
    Theo nghiên cứu của một nhóm sinh viên  Ðại học Ðồng Tháp, muốn có 1 kg cá da trơn, nông dân phải sử dụng trung bình khoảng 4 kg thức  ăn công nghiệp. Nhưng của đáng tội, con cá chỉ "xài" 17% thức ăn, 83% còn lại thải vào môi trường nước dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa. Tại các ao nuôi cá công nghiệp, chất thải trong ao chứa đến hơn 45% Nitrogen và 22% các chất hữu cơ. Như vậy, để có một triệu tấn cá da trơn xuất khẩu đưa đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lên ngôi vị số 1 thì môi trường sông nước phải gánh chịu ít nhất ba triệu tấn chất thải nguy hại!
    Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ minh chứng nguyên do các "con bệnh" sông ngòi đang "hấp hối" vì ô nhiễm. Chất thải đô thị và sản xuất công, nông nghiệp được xả thẳng ra sông, kênh rạch là hơn 222 nghìn tấn mỗi năm, chất thải nuôi trồng thủy sản 456 triệu m3/năm, chất thải công nghiệp nguy hại hơn 2.400 tấn mỗi năm và nước thải sinh hoạt là hơn 102 triệu m3/năm... Kinh hoàng! Sao mà kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không thành kênh đen! Sao mà sông Thị Vải, nội một vụ xả trộm dằng dai, bí mật và tinh vi như ma trận của Công ty Vê-đan hồi nào đã đủ ngắc ngoải, chỉ mong bò ra được tới biển trong lành, gột rửa sạch ô uế mà cắc cớ không xong !
    Tôi nghĩ, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ chắc chắn không phải là những nhà bi quan chủ nghĩa, cũng không phải để hù ai  khi công bố: gần 3,6 triệu dân sống ở các đô thị ÐBSCL xả thải ra môi trường khoảng 100 triệu m3 nước thải/năm, chất thải rắn hơn 600 nghìn tấn/năm.
    Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) các tỉnh đã "điểm mặt" danh tính những dòng sông "bẩn". Nào sông Tiền, kênh Vĩnh Tế, Trà Sư (An Giang), nào sông Hậu, Cổ Chiên, Vàm Cỏ Ðông, Vàm Cỏ Tây, Cần Giuộc (Long An), Phụng Hiệp (Hậu Giang), tới Khánh Hội, Bảy Háp, Sông Ðốc (Cà Mau)... Không như những đại lộ ở Hà Nội, Sài Gòn, "kéo dài" tới đâu, phố phường sáng sủa tới đó, cái danh sách sông đen này, dám "kéo dài" tới đâu là đem theo âu sầu, thắc thỏm tới đó lận. Với ba thứ mánh mung chôn lấp thuốc trừ sâu coi báo còn nóng nguyên; rồi sáng biểu hốt vụ xả trộm  chỗ này, chiều giựt mình thon thót nghe bắt vụ doanh nghiệp kia đổ tùm lum tà la chất thải ra sông, ra ruộng, công an mật phục cứ như đi bắt ma túy, biết rồi sáng  mai tỉnh dậy có còn ban mai không ? Con cá con tôm còn phễnh bụng nổi phềnh, con người rồi sao nữa đây trời.
     Không riêng sông chết không được nhìn mặt biển, nhiều kênh rạch nhỏ đã "tắt thở hẳn", chỉ là cái xác không hồn trước khi về với mẹ sông. Kênh Năm Thước ở xã Hòa Thành (huyện Lai Vung, Ðồng Tháp), không chịu nổi nước thải của nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá tra, đành đổi mầu nước, mặc kệ mùi hôi hám nồng nặc và trả thù ngứa ngáy cho bất cứ ai lỡ động chạm vào dòng nước; kênh Nam Vang ở xã Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) đen thui hôi thối quanh năm vì nước thải của hàng chục nhà máy tại cụm công nghiệp trên bờ thải ra trước khi đổ thẳng vào sông Tiền. Cái ông nhà thơ nọ có một câu thơ nói như "đúng rồi", xem ra ứng vận với những dòng sông chết. Ðừng tưởng bở nghen! Rằng "Cứ sông là chảy, cứ ao là tù". Sông ơi chảy đi, nghe cứ như chuyện đùa cợt tai quái. Bà Ðỗ Thị Út, nhà bên bờ kênh Nam Vang, than vãn với tôi: "Nhà tui luôn đóng kín cửa nhưng mùi hôi vẫn lén vào. Ba đứa con nít bị bệnh hô hấp liên tục vì không khí ô nhiễm nặng. Ban ngày ruồi nhặng bay khắp nơi, ban đêm  muỗi nhiều vô số kể".
    Sở TN-MT thành phố Cần Thơ ước tính mỗi ha mặt đất hằng ngày tiếp nhận gần 73 kg chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi (hơn 26 tấn/ha/năm). Nguồn nước trên sông Hậu bị ô nhiễm cấp 2, rạch Sang Trắng (Ô Môn) ô nhiễm cấp độ 7, rạch Bò Ót (Thốt Nốt) ô nhiễm cấp độ 4. Theo quan trắc của giới khoa học, hiện nay nguồn nước mặt chủ yếu bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni, Phosphat, vi sinh ở mức rất nghiêm trọng, các chỉ số BOD, COD, Coliforoms... đều rất cao, nhiều nơi vượt quy chuẩn môi trường hơn 10 lần.
    Một nhà "sông học" nghiệp dư nói với tôi rằng, đừng tưởng họ giết sông bởi chất độc, mà còn giết sông bởi cả "thuốc bệnh, thuốc bổ!" cho cây trồng. Rầu thúi ruột nghe mấy tổng kết: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu được sử dụng trong ngành nông - lâm - ngư  nghiệp là một "sát thủ" nguồn nước.
    Riêng tại An Giang, với diện tích gieo trồng trung bình hằng năm khoảng 662.500 ha, người dân đã thải ra môi trường khoảng 1.126 tấn vỏ bao bì, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật! Những hóa chất độc hại tồn lưu trên ruộng vườn âm thầm theo nước mưa hoặc dòng chảy bơm thoát tưới tiêu ngấm vào nguồn nước sông rạch gây ra sự nhiễm độc vô hình.
    Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Phó Hiệu trưởng Ðại học Tiền Giang, nhà nông học có tiếng của ÐBSCL, có lần nói với tôi: "Ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân áp dụng ba giảm ba tăng, phòng trừ dịch hại tổng hợp... để giảm chi phí  phân bón, thuốc BVTV, giảm nguy hại cho sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Nhưng "khuyến" thì cứ khuyến, đâu vẫn đóng đó, vì ý thức và tập quán canh tác người dân". Nhà khoa học kêu thì lo một kiểu. Tới Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An Lê Minh Ðức cũng nói rằng, khuyến cáo nông dân giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV là chuyện hết sức khó khăn thì hết biết. Chớ sao, bởi "cùng trên một cánh đồng, nhưng ông A nhìn thấy lúa trên ruộng của ông B, ông C xanh tốt, ít sâu rầy hơn, thì lập tức chạy ra chạy vô ôm về đủ thứ phân bón, thuốc trừ sâu ném vào ruộng, không cần biết hiệu quả ra sao. Phun xong, lại thản nhiên vứt bao bì, chai lọ ra bờ ruộng hoặc xuống kênh mương, vậy là cả ruộng đồng, kêch rạch, nguồn nước đều bị nhiễm độc", sâu biết có chết ngay không, nhưng đời cháu con mình chết - ông Ðức nói.
    Ðến vùng Ðồng Tháp Mười trong một ngày nắng như thiêu đốt, tôi ái ngại nhìn dòng kênh 79 cạn sệt, nước bùn đục ngầu, nghĩ đến viễn cảnh phải tắm  trong dòng nước ấy mà ớn. Lưu Văn Ưa, nông dân  ấp Gò Chuối, xã Hưng Ðiền (Tân Hưng, Long An), cười tươi rói: "Ðừng lo chú ơi! Mấy năm nay bà con vùng này xài toàn nước máy  ăn uống, tắm giặt, ai mà còn sử dụng nước kênh nữa". Hóa ra, nước máy của người dân ấp Gò Chuối là tháp nước sinh hoạt nông thôn cao vòi vọi mà  nguồn nước được hút lên từ chiếc giếng ngầm  ăn sâu xuống lòng đất.
    Không riêng Hưng Ðiền, các tỉnh miền Tây Nam Bộ giờ giếng nước ngầm mọc lên như "nấm". Từ  những vùng quê heo hút ở huyện biên giới Tân Hồng (Ðồng Tháp) cho đến những thành phố lớn như Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... đều thấy cư dân sử dụng nước giếng khoan sâu hun hút.
    Nhà trên sông, nguồn gây ô nhiễm môi trường.
    Về Cà Mau, tôi đọc một khảo sát của Viện Ðịa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy: hơn 1,2 triệu cư dân trong tỉnh sử dụng nguồn nước giếng khoan để ăn uống, tắm giặt hằng ngày, với hơn 109 nghìn giếng, công suất bơm hút hơn 373 nghìn m3/ngày đêm. Ði công chuyện về các xã ven thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu), thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), nông dân "chơi sang"  đến mức, khoan giếng ngầm để lấy nước ngọt pha vào ao nuôi tôm giảm độ mặn, hoặc tưới rẫy hoa màu thoải mái. Nghe tôi hỏi vì sao phải lấy nguồn nước ngầm quý báu để tưới rẫy, Dương Sà Thết, ấp Âu Thọ A, xã  Vĩnh Hải (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) hồn nhiên: "Nước ngầm tốt hơn nước sông! Tưới rẫy trong mùa khô hạn rất hiệu quả, nên ai cũng khoan giếng lấy nước". Trong khi đó, ở vùng hạ của tỉnh Long An, cư dân tấp nập khoan giếng hút... nguồn nước mặn dưới lòng đất để nuôi thủy sản. Ông Phan Văn Kiếu, xã Tân Chánh, huyện Cần  Ðước, khoe: "Bơm nước mặn lên nuôi tôm trúng bể tay! Mấy năm nay, vùng này ai nuôi tôm sú, tôm thẻ cũng thuê người khoan 1-2 giếng ngầm lấy nước vì nước mặt ô nhiễm quá".
    Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang Nguyễn Thiện Pháp cho rằng, trong tình hình nguồn nước mặt ô nhiễm nghiêm trọng, việc xây dựng những nhà máy cung cấp nước sạch bằng cách xử lý nguồn nước sông ô nhiễm quá tốn kém vì cần hàng trăm tỷ đồng/nhà máy và lâu thu hồi vốn, chỉ còn giải pháp khoan giếng lấy nước ngầm. Khoan khoan hò khoan, họ "khoan" được tới mình cũng được. Bộ TN-MT lược tính, hiện ÐBSCL đang có hơn 400 nghìn chiếc giếng với tần suất bơm hút khoảng hơn 1 triệu m3/ngày đêm. Ngoài Cà Mau, các tỉnh nhiều giếng ngầm nhất là Bạc Liêu (98 nghìn giếng), Sóc Trăng (75 nghìn giếng), thành phố Cần Thơ (32 nghìn giếng)... Con số giếng ngầm vẫn tiếp tục tăng lên khi Tiền Giang, Ðồng Tháp, Long An, An Giang, Vĩnh Long... được Chính phủ đầu tư xây dựng hơn 1.000 cụm, tuyến dân cư vượt lũ và cứ mỗi một cụm, tuyến dân cư mọc lên thì có thêm từ một đến hai giếng ngầm để lấy nước phục vụ người dân.
    Chao ôi, những dòng sông tưởng đang chảy yên bình đó, vậy mà có khi đang ốm, đang "sống thực vật" cũng như người bệnh vậy. Sông với người đúng là đang có chuyện. Không còn cái tình "Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/ Sông mở nước ôm tôi vào dạ (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh) nữa! Người làm khổ sông, rồi đến khi sông ốm, sông đau, bệnh tật đầy mình, thì rồi con người thấy sông mà sợ, mà rẻ rúng. Nhìn sông nay, tôi lại dợm lo cho những giếng khoan vô tội vạ kia, rằng tới hồi "em" cũng hương sắc tàn phai, cũng  đau, cũng già như "chị"... mà nhỡn tiền cái họa vô chừng cũng đang lấp ló đâu đây.
    Mỗi năm nông dân ÐBSCL sử dụng hơn hai triệu tấn phân bón, hơn 500 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật hóa học để có 20 triệu tấn lúa và  hàng triệu tấn trái cây, rau màu. Nghiên cứu của nhóm sinh viên Ðại học Ðồng Tháp chỉ ra rằng, có 60 đến 65% lượng phân đạm, 55 đến 60% lượng phân lân và 55 đến 60% phân ka-li được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ được.

    Phấn đấu sớm đạt tiêu chí môi trường

    Phấn đấu sớm đạt tiêu chí môi trường
    Thu gom rác thải.
    Bảo vệ môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của tiêu chí này là bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở Ba Tri, trong 2 năm xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung thực hiện tiêu chí môi trường và đạt những kết quả đáng ghi nhận.

    Để sớm hoàn thành tiêu chí này, huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường và triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư. Hàng năm, Huyện ủy đều đề ra chương trình hành động về khắc phục ô nhiễm môi trường và xem đây là một trong ba chương trình trọng tâm; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, các ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn thực hiện lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hội nghị, các lớp tập huấn, buổi sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; đồng thời, tích cực vận động nhân dân thường xuyên thu gom rác thải trong sinh hoạt, xử lý chất thải trong chăn nuôi.
    Huyện đã thành lập Đội thu gom chất thải rắn, hoạt động trên địa bàn 11 xã, thị trấn. Bình quân mỗi ngày Đội thu gom 25 tấn chất thải rắn trong sinh hoạt tập kết tại bãi rác của huyện. Công tác giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được huyện đặc biệt quan tâm, bởi, Ba Tri là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó chăn nuôi bò chiếm ưu thế. Nếu năm 2008 huyện chỉ có 290 hầm biogaz xử lý chất thải trong chăn nuôi thì đến nay, có trên 2.400 hầm. Bên cạnh Nhà máy nước của huyện, Ba Tri còn được Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đầu tư lắp đặt mô-đun xử lý nước mặn thành nước sinh hoạt tại xã Bảo Thạnh, có công suất 15m3/ngày đêm, với kinh phí 1,9 tỷ đồng. Đến nay, huyện có 30,2% hộ được sử dụng nước sạch, 76% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng được thường xuyên thực hiện; đẩy mạnh công tác thẩm định, cấp phép về môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nhằm thực hiện tốt việc phát triển kinh tế gắn với khắc phục ô nhiễm môi trường.
    Tuy nhiên, huyện còn nhiều khó khăn, trăn trở, như: nhận thức về môi trường của một số cán bộ, nhân dân còn hạn chế; hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn chưa rộng khắp; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, các cơ sở sản xuất đạt chuẩn về môi trường vẫn còn thấp; các hoạt động của cộng đồng về bảo vệ môi trường còn yếu.
    Để giải quyết những tồn tại, phấn đấu sớm đạt tiêu chí môi trường, huyện Ba Tri đang tập trung tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức tự giác thực hiện của nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra; mở rộng địa bàn thu gom rác thải tại các xã, thị trấn; tiếp tục đầu tư, hỗ trợ các xã, nhất là xã điểm và xã diện xây dựng nông thôn mới các công trình xử lý ô nhiễm môi trường mang tính bức xúc của địa phương…

    Thursday, September 12, 2013

    Mẹo làm tăng chiều cao căn phòng

    Chiều cao căn phòng sẽ cố định và không thể thay đổi được, nếu bạn ở chung cư thì thường gặp phải vấn đề về chiều cao của căn phòng, khiến không gian trở nên nhỏ hẹp. 
    Sau đây là vài mẹo vặt giúp bạn cải thiện chúng theo cách đơn giản nhất.
    Dùng ánh đèn để điều tiết, căn phòng tương đối thấp thì không nên dùng đèn treo, mà dùng đèn hút tròn, ánh sáng căn phòng không nên sáng quá.
    Dùng màu sắc trần nhà và hoa văn trên tường của căn phòng để điều tiết, màu sắc trần nhà không nên đậm, màu sắc tràn nhà càng đậm thì càng cảm thấy trần nhà càng thấp.
    Ngược lại màu sắc trần nhà càng sáng thì trần nhà càng cao. Ngoài ra tường có văn kẻ dọc để thấy trần nhà cao hơn, căn phòng thấp thì nên trang trí văn hoa là đường kẻ ngang.
     

    Đồ dùng để làm nền điều tiết. Phòng càng thấp thì đồ dùng gia đình càng không to lớn.
    Đồ dùng to lớn càng làm nỗi bật căn phòng nhỏ bé. Thường căn phòng thấp thì độ cao trung bình của đồ dùng gia đình bao gồm cả giường cũng cần thấp tương ứng.
    Những tấm gỗ ốp tường, nhất là những loại có màu tối cũng sẽ làm trần nhà bạn như thấp hơn. Bạn cũng không nên chọn loại gỗ ốp tường có kích thước, hình dáng và vân gỗ lớn, vì như vậy sẽ giống như một cây cổ thụ nằm trong khu vườn quá nhỏ.

    Nên treo tranh, ảnh trong phòng từ vị trí giữa tường trở lên. Bạn cũng nên chọn những bức tranh, ảnh có đường nét hoặc đường viền theo chiều thẳng đứng để "đánh lừa" thị giác.

    Sử dụng loại rèm sát trần và thả hết đến sàn sẽ tạo cảm giác trần cao hơn. Ngay cả khi đã thiết kế loại cửa sổ nhỏ, bạn cũng nên treo loại rèm có chiều dài gần với chiều cao của trần.

    Cuối cùng là những tấm thảm sắc sỡ, kích thước lớn dùng tạo điểm nhấn trong phòng, kết hợp với trần và tường sáng màu, làm cho không gian như rộng ra.

    Nguyên tắc vệ sinh và qui trình vệ sinh

    Vệ sinh là một công việc quan trọng trong mọi khách sạn nhằm cung cấp cho mọi khách nghỉ tại khách sạn có được sự phục vụ có chất lượng cao. Mọi công việc trong khách sạn đều có một phần công việc vệ sinh trong đó, từ nhân viên tiếp tân cho đến bếp trưởng. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo khu vực làm việc của mình sạch sẽ và gọn gàng. Một số công việc như ở bộ phận buồng phải có trách nhiệm lớn hơn đối với việc vệ sinh ở các khu vực khác trong khách sạn; phòng khách, các khu vực công cộng và sau hậu trường cũng như vậy. Vì thế việc hiểu được sạch sẽ nghĩa là biết cách tiến hành công việc vệ sinh có hiệu quả là quan trọng.

     Lý do phải tiến hành vệ sinh
    Làm vệ sinh là một chức năng cần thiết do nó sẽ làm sạch môi trường mà tại đó khách nghỉ lại hoặc đến thăm, ví dụ là buồng/nhà hàng,v.v…Sự sạch sẽ của một khu vực thường được tạo nên cảm tưởng cho khách hàng về khách sạn, bởi vậy việc hiểu được tại sao việc vệ sinh lại cần thiết và quan trọng. Việc vệ sinh thật cần thiết do những lý do sau:
    • Phô trương hình thức, làm nổi bật hình ảnh của khách sạn đối với khách hàng
    • Duy trì được tình trạng đồ đạc, trang thiết bị và đồ vải vóc trong các buồng bằng cách tẩy sạch các vết bẩn.
    • Đảm bảo và duy trì được công tác vệ sinh ở cấp độ cao nhằm giảm được nguy cơ mầm bệnh và bệnh tật.
    • Giảm được các nguy cơ cháy
    Nhiễm bẩn
    Việc nhiễm bẩn có thể xảy ra theo nhiều cách, tuy nhiên thường là từ cửa sổ, cửa ra vào, quần áo con người, hành lý, hoặc các thiết bị bẩn. Cần đặc biệt hiểu được là khi mở cửa sổ, hay cửa ra vào thì mưa có thể làm bẩn màn che. Việc nhiễm bẩn có thể do tiến hành các biện pháp vệ sinh không tốt, vết bẩn, vết xỉn, khói.
    Để có thể ngăn ngừa sự nhiễm bẩn bạn cần luôn có những dụng cụ vệ sinh, các chất tẩy rửa thích hợp thông dụng, cũng như nắm được cách thức sử dụng chúng. Bên cạnh cần phải luôn cẩn thận nhằm tránh đánh đổ các chất tẩy rửa. Nếu các chất tẩy rửa bị đổ ra ngoài gây nguy hiểm thì cần phải tiến hành vệ sinh ngay càng nhanh càng tốt.
    Chu kỳ vệ sinh
    Các hình thức vệ sinh khác nhau cần được tiến hành với các chu kỳ khác nhau, các hình thức phụ thuộc vào
    • Loại nhiễm bẩn;
    • Số lượng bị nhiểm bẩn;
    • Mức độ bận rộn của khu vực cần được lau dọn;
    • Mức độ sạch sẽ của lần lượt vệ sinh gần đây nhất như thế nào;
    • Các trường hợp đặc biệt: ví dụ khách quan trọng đến thăm hay thời tiết;
    • Các trang thiết bị có sẵn;
    • Nhân viên phục vụ sẳn sàng
    • Khả năng của nhân viên
    • Khu vực cần lau dọn
    • Tuổi của vật dụng cần được lau dọn
    • Hình dáng của vật dụng cần được lau dọn
    • Chi phí của việc lau dọn, ví du: ngân sách cho dịch vụ này
    • Thay đổi lịch làm việc do quyết định của người quản lý
    Những nhu cầu vệ sinh phổ biến nhất là:
    - Kiểm tra/vệ sinh (số lần theo yêu cầu) Gạt tàn, mặt bàn, khu vệ sinh chung
    - Đặc biệt phòng chờ sau khi tiến hành sửa chữa
    - Khu vực cần làm sạch sẽ quyết định đến chu kỳ lau dọn. Ví dụ các khu vệ sinh công cộng cần được kiểm tra sạch sẽ nhiều lần nhưng chỉ thật sự vệ sinh trong trường hợp bẩn.
    Các kỹ thuật lau dọn
    Có nhiều phương pháp vệ sinh khác nhau. Do vậy việc bạn lựa chọn được cho mình những phương pháp phù hợp với những công việc cụ thể là rất quan trọng. Các loại rác thông thường nhất có thể được lau dọn bằng cách:
    • Rửa: bằng nước và bằng chất tẩy rửa
    • Cọ sát: sử dụng hóa chất máy chà sàn làm sạch hoặc đánh bóng mặt phẳng
    • Hút: sử dụng máy hút bụi hoặc máy thu lượm rác ẩm
    • Áp lực: sử dụng áp lực mạnh của nước
    Phương pháp lựa chọn phụ thuộc vào số lượng vết bẩn và bề mặt cần được làm sạch. Vì nếu không bề mặt có thể bị ảnh hưởng. Sử dụng đúng kỹ thuật là một vấn đề quan trọng, có nghĩa là sẽ ít có phương pháp nào hữu hiệu hơn để tẩy những vết bẩn khó tẩy trên bề mặt khi tiến hành việc cọ rửa bồn tắm bằng phương pháp cọ xát.
    Không bao giờ sử dụng nước bẩn để lau chùi. Nước bẩn là nguồn nước gây bệnh và có thể dễ dàng nhân rộng mầm bệnh và bệnh tật ra khắp khách sạn. Nước sạch là một chất tẩy trên bề mặt tuy nhiên nó cần được sử dụng thêm với một chất tẩy rửa nữa vì lý do”sức căng mặt ngoài” nó khiến cho nước không thể nào làm ẩm bề mặt một cách thích hợp. Khi thêm vào một chất tẩy rửa nữa sẽ cho phép người làm vệ sinh có thể tẩy sạch bẩn thông qua việc làm giảm “sức căng”này.
    Phải lựa chọn một phương pháp vệ sinh phù hợp cho công việc mà mình phải tiến hành