Sunday, October 20, 2013

7 bước đơn giản để làm laptop sạch như mới

Dưới đây là 7 bước cơ bản bạn cần thực hiện khi vệ sinh laptop. Bạn nên xem thêm sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết chi tiết hơn cách tháo rời từng phần cụ thể trên laptop.
1. Tắt nguồn và ngắt các kết nối
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Trước tiên bạn cần tắt laptop, rút dây sạc cũng như các dây USB đang kết nối với laptop. Bạn cũng cần tháo pin laptop để tránh nguy cơ cháy nổ linh kiện điện tử.
2. Vệ sinh bàn phím
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Sử dụng dụng cụ thổi bụi để làm sạch bụi và mạnh vụn nhỏ từ bàn phím. Chú ý không thổi theo hướng từ trên xuống dưới, hãy chếch nghiêng để bụi bay ra ngoài. Sử dụng kết hợp với chổi lông mềm để tăng hiệu quả làm sạch bụi và mảnh vụn còn lại.
3. Làm sạch khung, vỏ máy
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Nếu máy tính của bạn vẫn chưa được sạch như ý, bạn có thể sử dụng miếng gạc cotton có tẩm cồn để lau bề mặt và khe giữa các phím của bàn phím. Nhớ chắc chắn một điều rằng miếng gạc ẩm nhưng không quá ướt. Bạn lưu ý sử dụng khăn sạch để lau khung, vỏ máy.
4. Vệ sinh Màn hình
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Ngoài dung dịch vệ sinh màn hình laptop có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng phụ kiện. Bạn cũng có thể sử dụng một dung dịch vệ sinh tự chế gồm giấm trắng và nước cất với tỉ lệ bằng nhau cho màn hình LCD. Đừng phun trực tiếp dung dịch lên màn hình, mà hãy phun lên một miếng giẻ mềm rồi lau màn hình một cách nhẹ nhàng.
5. Làm sạch quạt tản nhiệt
Quay nghiêng hoặc lật laptop của bạn và tìm kiếm khe tản nhiệt trên cạnh bên hoặc sau laptop, quạt tản nhiệt thường được bảo vệ bởi một bảng có thể tách rời (access panel). Khi tháo bảng bảo vệ này, bạn sẽ nhìn thấy quạt tản nhiệt.
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Tiếp tục sử dụng dụng cụ thổi bụi để thổi sạch bụi trên quạt tản nhiệt. Bạn nên thực hiện việc này ở một nơi thoáng đãng, bởi quạt tản nhiệt sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào. Hãy thực hiện những lần thổi ngắn và nhẹ nhàng hướng ra phía ngoài, vì thổi mạnh sẽ có thể làm hỏng quạt hoặc các bộ phận khác bên trong laptop của bạn.
6. Vệ sinh các cổng kết nối
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Dùng vải cotton khô (không dùng tẩm cồn) lau sạch bên trong mỗi cổng, sau đó dùng dụng cụ thổi bụi để thổi lại những cổng kết nối. Chú ý, thổi một cách nhẹ nhàng.
7. Hoàn thành
Tất cả các bộ phận đều đã sạch sẽ, bạn chỉ cần lắp lại các linh kiện đã tháo rời và lắp pin trở lại là hoàn thành xuất sắc công việc vệ sinh laptop.
laptop, quạt tản nhiệt, nhà sản xuất, nguồn, kết nối, linh kiện điện tử
Ngoài ra nếu bạn thực sự không cảm thấy thoải mái khi thao tác linh kiện bên trong laptop của bạn, hãy mang nó đến các công ty sửa chữa máy tính và yêu cầu làm vệ sinh laptop.

Cách làm sạch thảm trải sàn không dùng hóa chất

Khi giặt thảm trải sàn chúng ta thường phải sử dụng hóa chất, tuy nhiên việc này lại không tốt cho sức khỏe. Hãy sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên để loại bỏ bụi bám, vết bẩn, trả lại sự mềm mại, sạch sẽ cho những tấm thảm trong nhà bạn.

 
Rải banking soda đều trên thảm, để qua đêm, sau đó hút sạch để khử mùi hôi của thảm. 
Baking soda
Với những vết bẩn cứng đầu, bạn trộn dấm với banking soda tạo ra một loại hồ mỏng, dán nó nê vết bẩn, đợi cho ngấm khoảng 10 phút sau đó lau bằng khăn sạch. Để khử mùi sau khi giặt thảm, bạn đợi thảm khô, rải banking soda đều trên thảm, để qua đêm, sau đó hút sạch.
Giấm
Hòa 1 phần giấm trắng với nước rồi chế vào trong một bình xịt. Xịt dung dịch trực tiếp lên thảm, đợi cho dung dịch ngấm từ 5 đến 10 phút, dùng bàn chải chà đều lên bề mặt thảm. Nếu bạn sử dụng máy chà sàn để giặt thảm là tốt nhất. Dung dịch này có thể nhanh chóng xử lý những vết bẩn như vết thức ăn, nước tiểu vật nuôi…
Bột mì:
Dùng 300g bột mỳ, 50g muối tinh và 50g bột thạch cao, dùng nước hoà thành hồ, cho thêm vào một ít rượu trắng, cho lên bếp đun nóng đánh đều, để nguội cho khô lại rắc vào chỗ thảm bị bẩn, dùng bàn chải hoặc vải nhung để lau cho đến khi bột khô trở thành dạng bột, thấy thảm sạch dùng máy hút bụi sạch cặn bột là được.
Muối
Với loại làm bằng sợi đay, bạn hãy pha dung dịch nước muối thật đậm. Dùng giẻ mềm thấm nước muối vuốt dọc theo sợi. Tuyệt đối không nên dùng nước lạnh vì sẽ làm cho thảm bị thâm xám lại. 
Nước soda
Đối với những vết bẩn mới chỉ cần rỏ vài giọt soda lên vết bẩn, để sùi bọt trong vài phút. Sau đó dùng khăn khô thấm nước và chùi thật kỹ thì có thể đánh bật được vết bẩn.
Kem cạo râu
Có thể dùng kem cạo râu bôi trực tiếp lên vết bẩn để tẩy ố trên thảm và sau đó lau nhẹ nhàng với một miếng vải ẩm.
Oxy già
Bạn nên làm sạch vết bẩn càng sớm càng tốt, đặc biệt là vết bẩn do rượu đỏ và cà phê
Bạn để vết bẩn càng để càng lâu, chúng càng khó lau. Cách đơn giản là bạn trộn ¼ chén oxy già với 2 thìa canh bột nở trong một bình xịt. Oxy già sẽ loại bỏ vết ố và bột nở sẽ khử mùi.
Xịt dung dịch trong bình trực tiếp lên vết bẩn. Bạn dùng miếng vải nhỏ chà đi chà lại vết ố sau đó rửa lại nhẹ nhàng và tiếp tục chà. Bạn tiếp tục xịt thêm một ít dung dịch lên chỗ đó, rồi để trong 15 phút.
Thấm quanh khu vực bẩn và hôi bằng miếng giẻ; chà đi chà lại cho đến khi nó sạch. Sau đó, bạn lấy giẻ khô chà xát lại khu vực đó cho bớt ẩm ước. Bạn nên dùng quạt để đẩy nhanh quá trình làm khô. Cuối cùng, bạn rắc bột nở lên đó và làm sạch nó. Bột nở sẽ loại bỏ các mùi hôi còn lại.
Máy hút bụi
Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi để vệ sinh khi thảm bẩn. Khi dùng máy hút bụi, bạn phải để ý cấu trúc sợi thảm để đưa máy theo chiều sợi. Nếu bạn đưa máy ngược lại chiều sợi, không những thảm không sạch mà bụi còn quay lại thảm và thảm xơ đi. 

Làm sạch sàn gạch hiệu quả

Bước đầu tiên là cần nhận biết gạch lát sàn
Gạch lát sàn rất đa dạng về màu sắc, bề mặt và hình dạng. Màu của gạch có thể có được từ sét hoặc từ phụ gia. Đá lát sàn hoặc ốp tường, chúng ta hay chọn đá hoa cương. Gạch có loại gạch men bóng và men mờ, gạch lát ngoài trời, trong nhà... Một trong những ưu điểm của sàn gạch, đá là chi phí bảo dưỡng thấp, bạn cũng cần biết một số mẹo vặt làm sạch sàn sau đây để giữ cho sàn nhà của bạn luôn đẹp nhất. 
Khi lau nhà hằng ngày thì bạn không nên dùng nước xà phòng, dễ làm hỏng bề mặt sàn gạch mà lại trơn trợt, bạn nên dùng nước lau nhà chuyên dụng.
Làm sạch sàn gạch hiệu quả 1
Khi vệ sinh sàn nhà, phải luôn làm ướt gạch bằng nước sạch trước 
Khi dùng các mẹo tẩy rửa và lau rửa lại sau khi đã tẩy xong. Trong hầu hết các trường hợp, vết bẩn có thể tẩy bằng cách thấm nước tẩy sàn đặc dụng loại mạnh và nước ấm rồi chà bằng bàn chải. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng một số mẹo nữa.
Làm sạch sàn gạch hiệu quả 2
- Trong khu bếp, khi mặt bếp, gạch ốp tường bám đầy dầu mỡ thì đừng nên lau nước trước. Hãy lấy một ít bột mì hay bột gạo rắc lên. Với những kẽ bám thì miết bột lên. Bột có tác dụng thấm hút dầu mỡ. Khi đã xong, dùng bàn chải khô chà bong lớp bột này lên, quét đi và lau sạch lại bằng nước lau sàn bình thường. Với vết rỉ sét mờ thì chỉ cần đổ nước dấm trắng lên, dùng giẻ chà. Nếu vết bám lâu ngày, dùng luôn miếng chanh chà sát mạnh lên vết rỉ sét rồi lau sạch lại.
- Với phòng tắm thường bị đọng nước lâu ngày hoặc sàn bị nước đóng phèn, khoáng sắt, có thể đổ tro bếp lên, đổ chút nước vào chà nhẹ cho đều, để 5 phút, rồi dùng bàn chải chà mạnh. Vết ố nhẹ thì pha thêm chút muối vào nước tẩy sàn, thấm đều lên mặt sàn, để chừng 15 phút rồi lau sạch. Với những vết cặn bám vào kẽ, sàn, hay bề mặt men sứ thì có thể dùng chút vôi ăn trầu và nước oxi già để chà rửa. Với sàn đá mài hoặc sàn xi măng, hãy dùng muối, giấm pha nước soda để chà rửa. Cách này có thể áp dụng cho bề mặt men sứ trong nhà.
- Nếu kẹo cao su dính lên sàn nhà, cạo bớt đi rồi lấy băng dính dán lên kẹo cao su, sau đó lật mạnh kẹo sẽ ra hết. Nhựa, sơn, hay xi, dàu xe rơi trên sàn, có thể dùng giẻ thấm xăng để chà. Để làm mất mùi xăng hôi thì lau lại bằng nước lau sàn có hương thơm ngoài ra còn diệt được vi khuẩn và đuổi côn trùng.
Làm sạch sàn gạch hiệu quả 3
- Sân nhà bị mốc rêu xanh sẽ rất nguy hiểm vào mùa mưa. Bạn hãy hòa nước vôi bột vào chậu nước tới độ đặc như cháo lỏng, quét nước vôi lên nơi có rêu, để một đêm cho tróc rêu xanh, rồi cọ nước và rửa sạch bằng chổi tre hoặc bàn chải cứng.
- Những chỗ bám bẩn trong góc nhà, gầm cầu thang, gầm tủ hay bị ẩm dễ sinh mốc, vi khuẩn. Hãy dùng thuốc đánh răng chà sạch vết bẩn trên sàn đó rồi dùng cồn lau kỹ lại. Những chỗ này nếu ít khi lau chùi tới, thì ta nên rắc một lớp mỏng vôi bột lên mặt sàn.
- Sàn gạch bóng dễ nhìn thấy vết xước do giày cao gót hay kéo xê dịch vật nặng làm trầy. Ta có thể dùng gôm để tẩy, sau đó quét lau lại. Cách này chỉ dành cho diện tích nhỏ. Với diện tích rộng, tốt nhất nên ra chỗ bán gạch, hỏi mua nước tẩy sàn đặc dụng, tẩy sạch ngay vết xước, thậm chí là vết ố. Sau khi tẩy sạch vết xước xong, để khô sàn rồi dùng sáp nến xoa lên, sẽ giữ sàn sạch đẹp lâu hơn.
- Trong trường hợp gạch bông cũ bị mờ xỉn, có thể lau sạch nhà bằng nước. Sau khi sàn nhà khô, trộn bột mì, bột gạo với dầu ăn, giống như nhào bột làm bánh vậy, bọc vào một miếng giẻ và chà miết cho bóng. Để qua một vài tiếng, sau đó lau lại bằng nước lau sàn bình thường. Cách này áp dụng cho các sàn gạch men, gạch đá, mặt đá hoa cương..

Wednesday, October 9, 2013

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học

Năm học 2013 - 2014 vừa bắt đầu, là thời điểm tập trung đông học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, các trường học từ thành thị đến các vùng nông thôn. Do sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố..., làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (NÐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh, sinh viên. Ðây cũng là nỗi lo thường trực của các bậc cha mẹ học sinh trong thời điểm hiện nay.
 Mới đây, tại Trường tiểu học thị trấn Cốc Pài và Trường THCS bán trú xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần (Hà Giang), sau khi ăn cơm ở trường, 47 học sinh xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, đau đầu, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt..., nghi là bị NÐTP phải vào viện cấp cứu. Trước đó, theo kết quả điều tra vụ NÐTP tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mường Nhé (Ðiện Biên), làm cho mười em học sinh của trường phải vào viện, cho thấy nguyên nhân ngộ độc là ăn hoa quả (dưa chuột, dưa vàng) bị ô nhiễm hóa chất. Ðiều đáng mừng, các em học sinh bị NÐTP ở ba trường học nêu trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời, nên không nguy hiểm đến tính mạng.
 Ðể tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống NÐTP tại các trường học, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo ngành y tế phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố chung quanh khu vực trường học và bếp ăn trong trường về điều kiện ATTP theo quy định. Ðịnh kỳ và đột xuất tổ chức thanh tra các bếp ăn tập thể, căng-tin của trường học, quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố tại các khu vực tập trung đông người nhằm phát hiện các vi phạm về bảo đảm ATTP; chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm, cũng như kiên quyết không để các cơ sở không bảo đảm ATTP được hoạt động kinh doanh thực phẩm.
 Ngành y tế phối hợp chặt chẽ ngành giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức ATTP và các biện pháp phòng, chống NÐTP trong các trường học, như vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, không mua bán, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi trên thị trường. Ðồng thời, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các đối tượng kinh doanh thực phẩm, người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng-tin của trường học, quán ăn vỉa hè, khu vực lân cận trường học.
  Các cơ sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định nêu trong "Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trong các cơ sở giáo dục". Trong đó cần chủ động triển khai các hoạt động triển khai, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP trong trường học trên địa bàn; kiểm tra thường xuyên việc vệ sinh ATTP trong các bếp ăn, căng-tin trong các nhà trường, như nguồn gốc thực phẩm, chất lượng thực phẩm, các trang thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn, công tác vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm, nhất là việc thực hiện "10 nguyên tắc vàng về ATTP". Tăng cường giáo dục học sinh tham gia tích cực vào việc giữ vệ sinh bảo đảm ATTP như: giữ gìn vệ sinh trường, lớp, thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học, thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa...
 Với sự nỗ lực của UBND các cấp, các cơ quan chức năng, trách nhiệm và lương tâm người sản xuất, kinh doanh, cũng như nhận thức của các thầy cô giáo, các em học sinh về vệ sinh ATTP, sẽ hạn chế thấp nhất các vụ NÐTP xảy ra tại các trường học.

8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ

Vệ sinh tốt giúp bé khỏe mạnh và hạnh phúc. Dưới đây là một số nguyên tắc giữ vệ sinh khi nhà có con nhỏ.

8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ
ảnh minh họa
1. Hãy rửa tay mẹ
Cần rửa tay của bạn với xà phòng diệt khuẩn (giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây cảm, tiêu chảy và những bệnh truyền nhiễm khác). Sau đó, lau khô tay bằng khăn bông sạch. Tay mẹ phải sạch và khô trước khi cho bé ăn, sau khi chế biến thức ăn, sau khi thay tã cho con, sau khi đi toilet, chạm vào vật nuôi, đổ rác…
2. Nhà cửa sạch sẽ
Tất nhiên bạn không cần phải sạch sẽ quá mức, mà hãy tập trung vào những khu vực nhiều vi khuẩn, vi trùng trong nhà. Đó là khu vực phòng bếp, phòng vệ sinh, bàn ăn, bàn tiếp khách, phòng ngủ của bé, chỗ vui chơi của bé… Đừng quên làm sạch nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang, bệ ngồi toilet…
3. Vệ sinh đồ chơi
Các bé thích đưa mọi thứ vào miệng và đồ chơi thường gần tay với hơn cả. Đảm bảo bạn thường xuyên cọ rửa đồ chơi của con với chất tẩy rửa an toàn. Sau đó, xả đồ chơi bằng nước sạch nhiều lần. Chọn đồ chơi bằng vải, bông để cho vào máy giặt.
8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ 2
4. Tắm cho bé
Tắm rửa sạch sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc lau rửa vì nó có thể gây nguy hiểm tới làn da nhạy cảm của bé. Trong năm đầu tiên, tùy thời tiết, có thể tắm cho con 2-3 ngày một lần.
5. Móng tay
Đây là phần cần được cha mẹ đặc biệt chú ý. Luôn luôn nhớ cắt móng tay, móng chân cho con, nếu không, bé có thể tự cào vào mình. Bạn có thể cắt móng cho con lúc con ngủ. Hãy chọn loại bấm móng tay dành cho bé, với kích thước nhỏ và không cắt quá sát đầu móng vì nó có thể làm bé bị đau.
6. Vệ sinh tai
Chỉ nên làm vệ sinh phần ngoài tai của con, không phải ở trong tai. Không bao giờ được dùng đầu tăm bông thọc sâu vào trong tai của bé. Nếu bé cáu kỉnh và hay chạm vào tai bé, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng – bạn cần đưa bé đi khám.
8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ 3
7. Mũi
Hãy làm sạch và lấy gỉ mũi khô cho con vì nó có thể làm bé khó thở. Dùng dung dịch xịt mũi dành cho bé để làm mềm gỉ mũi, nhờ đó, mẹ dễ dàng lấy gỉ mũi cho bé hơn.
8. Mắt
Cần kiểm tra để mắt bé luôn khô và không có gỉ. Nên dùng khăn cotton mềm, ẩm lau mắt cho bé và nên đưa bé đi khám nếu mắt bé có dấu hiệu bị kích thích.

Sau bão số 10: Công nhân vệ sinh gồng mình xử lý rác

Bão số 10 đã quật gãy, đổ gần như toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn TP.Đồng Hới, Quảng Bình.

Trên đường Lý Thường Kiệt 1
Rác trên đường Lý Thường Kiệt 
Đến ngày 2.10, theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, trên các đường phố ở Đồng Hới vẫn đầy ứ xác cây, rác và nhiều thứ khác.
Hiện lực lượng công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang nỗ lực làm việc, thu gom rác.
Trò chuyện với chúng tôi, các nữ công nhân của tổ Đồng Mỹ thuộc đội số 1, Công ty TNHH MTV môi trường và phát triển đô thị Quảng Bình, cho biết đã làm việc cật lực từ sau khi bão tan. Tuy nhiên, do trời mưa và mất điện nên gặp rất nhiều khó khăn (tối 1.10, phải bật đèn pin để làm).
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, giám đốc công ty, đã huy động toàn bộ 150 cán bộ, công nhân ra đường để khắc phục, thu gom, xử lý môi trường 3 ca liên tục; 8 xe chở rác chuyên dụng cũng chạy hết công suất.
“Nhân lực thì có nhưng thiếu xe và vì quá nhiều loại rác, xác cây lớn nên việc thu dọn gặp khó khăn. Buổi tối mất điện nên cũng chỉ làm việc đến 22 giờ rồi phải nghỉ, đề phòng tai nạn. Sớm thì cũng phải mất 5 ngày mới cơ bản dọn xong”, ông Thuận cho hay.
Đường Hồ Xuân Hương
Đường Trần Hưng Đạo 2
Cây đổ trên đường Hồ Xuân Hương và Trần Hưng Đạo
Đường Hùng Vương
Tình trạng tương tự tại đường Hùng Vương
Công nhân vệ sinh môi trường nỗ lực thu dọn
Công nhân vệ sinh môi trường nỗ lực thu dọn rác

Thursday, October 3, 2013

Cách bảo vệ, làm sạch màn hình TV an toàn

 


Nếu màn hình chiếc TV bỗng dưng bị bẩn thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Để giúp người dùng có được thêm kinh nghiệm khi sử dụng HDTV, trang Home Theater Mag đã đưa ra một vài lời khuyên giúp dễ dàng làm sạch màn hình HDTV một cách an toàn và hiệu quả.
Ngày nay, TV màn hình mỏng sử dụng nhiều công nghệ màn hình khác nhau, như LCD, LCD LED hay Plasma bởi vậy đối với mỗi loại TV lại cần có những cách bảo vệ và làm sạch màn hình khác nhau. Bởi vậy, điều đầu tiên mà người dùng cần lưu ý là việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm mà mình có, xem xét khuyến cáo mà nhà sản xuất đề nghị không sử dụng đối với model của họ. Và tất nhiên, khi đã sử dụng đến bất kỳ chất tẩy rửa nào, thì cũng nên đọc kỹ hướng dẫn và công dụng để tránh có thể gây hại cho màn hình TV.
 
Lưu ý, màn hình của HDTV ngày nay khó làm sạch hơn nhiều so với các loại TV CRT màn hình vuông ngày xưa. Nếu như trước đây, có thể lấy các dụng cụ lau kính để làm sạch màn hình thì ngày nay, những hóa chất đó có thể làm bong, hỏng lớp bảo vệ, lớp chống lóa được sử dụng trên màn hình TV. Nếu đã dùng chất làm sạch, người dùng cũng không được phun hay xoa chúng trực tiếp. Dù đã được đính mác "electronics cleaner" (chất làm sạch đồ điện tử) hay "electronics safe" (an toàn với đồ điện tử) thì không có nghĩa chúng sẽ an toàn khi tiếp xúc trực tiếp lên màn hình TV. Hãy để hóa chất tẩy rửa tiếp xúc với các dụng cụ làm sạch như khăn, giẻ hay bông mềm trước.
 
Đối với tất cả các mẫu TV Plasma, LCD nói chung, lời khuyên của Home Theater Mag là hãy sử dụng vải mềm, sạch và không có xơ vải để làm dụng cụ lau màn hình. Riêng với TV Plasma, nên làm ẩm miếng vải lau và chú ý không sử dụng các loại khăn giấy hay khăn ăn, vì chúng rất dễ làm xước màn Plasma. Còn đối với LCD, lại không được sử dụng các loại xà bông hay chất tẩy mà không được nhà sản xuất khuyên dùng và nên nhớ, trong khi lau cũng đừng bao giờ ấn xuống vì LCD là công nghệ màn hình tinh thể lỏng. Những điều trên đều có khiến cho màn hình của TV có thể gặp vấn đề hoặc hỏng hóc sau này. Cách làm sạch LCD hiệu quả là hãy xoa và lau nhẹ trên bề mặt.